Tại buổi giao lưu trực tuyến, những câu hỏi được nêu đã được các đồng chí lãnh đạo tham dự trực tiếp trả lời nhằm xây dựng Quảng Bình trở thành điểm đến du lịch của cả nước và khu vực Đông Nam Á, đưa du lịch phát triển nhanh, bền vững, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Các câu hỏi tập trung vào những nội dung liên quan đến ngành Du lịch cần tiếp tục làm những gì trong thời gian tới để du lịch Quảng Bình có thể làm nên “làn gió Đại Phong” cho du lịch Việt Nam như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn; Hiệp hội Du lịch Quảng Bình đã có những việc làm gì để tạo nên tính liên kết giữa các doanh nghiệp làm du lịch; biện pháp nào để xử lý, hạn chế tình trạng nạn chèo kéo, giá cả phòng nghỉ, giá xe chất lượng ở Quảng Bình vẫn cao hơn so với mặt bằng các tỉnh khác; giải quyết vấn đề môi trường để phát triển du lịch; sự đón nhận của du khách đối với việc đưa Ca trù vào phục vụ du lịch; du lịch của tỉnh gặp phải những khó khăn gì, tỉnh có những sản phẩm du lịch mới nào để phục vụ du khách vào mùa đông; làm gì để giữ vững thương hiệu “Vương quốc hang động”; thời gian tới, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thêm những sản phẩm du lịch nào mới và hấp dẫn du khách; quà lưu niệm chưa nhiều và chưa thực sự mang tính đặc trưng của Quảng Bình; định hướng để nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch Quảng Bình; vai trò của Hiệp hội Du lịch ở đâu trong việc khai thác các đường bay mới; Hiệp hội Du lịch và tỉnh Quảng Bình đã và sẽ làm gì để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; giải pháp đưa các điểm, tuyến du lịch phải luôn có sự đổi mới để tránh sự nhàm chán trong mắt du khách...
Thông qua buổi giao lưu trực tuyến nhằm giải đáp những thắc mắc, cung cấp cho bạn đọc về mục tiêu, tiềm năng, chính sách, thế mạnh phát triển du lịch Quảng Bình... phấn đấu xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, thu hút du khách, hoàn thành mục tiêu “phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
Theo Quang Binh Portal